Sơn kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại mà chúng ta vẫn thường gặp khi di chuyển hàng ngày. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến loại sơn này, đặc biệt là quy trình thực hiện chi tiết.

Sơn vạch đường giao là gì?

Trước tiên, sơn kẻ đường giao thông là một trong những dạng tín hiệu giao thông nhằm phân chia làn đường, hướng dẫn và điều khiển phương tiện giao thông theo đúng làn đường. Điều này giúp đảm bảo cho quá trình tham gia giao thông của người dân trở nên an toàn hơn.

sơn vạch đường

Ngoài ứng dụng phổ biến trên các tuyến đường bộ, sơn vạch kẻ đường còn thường được ứng dụng tại các vị trí sau:

  • Sơn vạch trong bãi gửi xe: Giúp phân ô, phân bãi vị trí để xe.
  • Sơn vạch trong tầng hầm: Giúp sơn vạch kẻ điều hướng đi.
  • Sơn vạch cho nền nhà xưởng: Giúp phân chia giữa lối đi lại và khu vực làm việc.
  • Sơn vạch trong gara ô tô: Giữ nhiệm vụ phân chia, chỉ dẫn khu vực làm việc cho công nhân.

Ngoài ra, sơn đường nhựa còn được ứng dụng trong nhiều công trình khác.

Chuẩn bị lỹ lưỡng trước khi thi công sơn kẻ đường

Để tiến hành sơn vạch kẻ đường, chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ, vật tư và bề mặt cần thiết cụ thể:

Một số dụng cụ, vật tư phục vụ cho việc thi công gồm có máy thi công sơn, nồi nấu sơn sơ cấp, máy đánh đường, ô tô tải chở nồi nấu sơ cấp và vật tư, nhiên liệu, các thiết bị bảo vệ và đảm bảo an toàn (như các biển báo, rào chắn, cờ đỏ, …). Ngoài ra cần có lắp đế sơn (10cm, 15cm hoặc 20cm) theo kích cỡ quy định của thiết kế, dụng cụ tạo hình (bằng tôn), lưới lọc sơn.

Khi tiến hành chuẩn bị dụng cụ, vật tư, các bạn cần lưu ý đốt nóng nồi nấu sơn sơ cấp, nồi bảo ôn của máy thi công và nhất là đế sơn của máy thi công. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên kiểm tra thật kỹ các nồi nấu, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để hạn chế mức thấp nhất sơn cũ còn sót lại. Sau đó, hãy kiểm tra máy móc, thiết bị thật an toàn trước khi triển khai.

sơn đường nhựa

Về bề mặt thi công, các bạn cần chuẩn bị như sau:

Tiến hành đặt biển báo và đèn tín hiệu ở hai đầu đoạn đường để chuẩn bị thi công.

  • Làm sạch bề mặt thi công sơn kẻ đường bằng cách sử dụng máy đánh đường, chổi quét hoặc bàn chải sắt. Thao tác này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ và các hợp phần đóng rắn trước khi thi công để đảm bảo độ kết dính, hạn chế được tình trạng bong tróc sơn. Trong quá trình làm sạch bề mặt, nếu nhiệt độ bề mặt đường nhỏ hơn 10 độ C hoặc ẩm ướt, các bạn sẽ cần phải sấy khô sao cho nhiệt độ bề mặt trên 10 độ C mới thi công. Ngoài ra đối với bề mặt đường là bêtông, asphalt cũ hoặc đã bị mài bóng, bạn sẽ cần sử dụng thêm một lớp sơn lót.
  • Định vị tim và lề đường sau đó xem kỹ bản vẽ đánh dấu lên mặt đường dấu (+) sơn đúng theo lý trình. Với nững đường thẳng thì nên đánh các dấu (+) cách  nhau 25 – 30 m. Ngược lại với đường cong thì đánh các dấu (+) cách nhau từ 10 – 15 m. Sau đó hãy căng một sợi dây dài khoảng 200 m trùng vào các dấu (+) mà mình đã định vị trước với mục đích cho kim dẫn hướng của máy rải sơn đi theo dây.

sơn vạch kẻ đường giá rẻ

Quy trình thi công sơn kẻ đường chuẩn nhất

Sau khi đã chuẩn bị xong các dụng cụ và vật tư cần thiết, đặc biệt là chuẩn bị xong bề mặt thi công, các bạn sẽ tiến hành thực hiện sơn vạch kẻ đường với các bước như sau để đảm bảo đúng quy trình:

Bước 1: Thực hiện thi công sơn lót

Với bước này, các bạn hãy sử dụng con lăn nhúng vào thùng sơn lót để lăn thật đều xuống mặt đường với kích thước bằng hoặc rộng hơn độ rộng của vạch kẻ. Sau đó, hãy chờ 10 – 15 phút sao cho lớp sơn lót khô rồi thi công sơn dẻo nhiệt.

Bước 2: Thực hiện thi công sơn kẻ đường nhiệt dẻo

Để thi công sơn nhiệt dẻo gồm quy trình sau: 

  • Nấu sơn: Để sơn không bị biến màu và xuất hiện hiện tượng phồng rộp do nhiệt độ thi công vượt quá quy định, các bạn nên từ từ cho một bao sơn vào nồi nấu. Sau đó, hãy cho máy khuấy hoạt động (vừa khuấy vừa nấu, để tránh quá nhiệt cục bộ). Đến khi nhiệt độ trong nồi khoảng 1000 độ C (nên sử dụng nhiệt kế đo), bạn tiếp tục cho dần các bao sơn khác vào và chờ cho sơn đạt nhiệt độ thi công. Khi thực hiện bạn hãy lưu ý sơn gốc hydrocacbon chỉ sử dụng được trong vòng 6 giờ. Trong khi đó, sơn gốc alkyd sẽ chỉ sử dụng được trong vòng 4 giờ sau khi nấu. Cuối cùng, bạn giảm lửa để chuẩn bị rót sang xe thi công.
  • Trải sơn nhiệt dẻo kẻ vạch: Sau khi rót sơn, xe sơn vẫn phải đốt nóng để có thể duy trì nhiệt độ ổn định. Sau đó, bạn cho sơn chảy xuống đế sơn và rải xuống đường ở nhiệt độ 1700 độ C – 1800 độ C sẽ giúp sơn bám chặt trên bề mặt Asphalt.
  • Tạo độ phản quang bề mặt sơn kẻ vạch: Tùy thuộc đặc thù của từng công trình sơn kẻ đường mà cỡ hạt bi phản quang sẽ khác nhau, cơ bản dao động từ 180 – 850 mm. Bi thủy tinh phản quang sẽ được rắc bằng cách sử dụng máy với tốc độ thích hợp hoặc rơi tự do tùy từng thiết kế của từng loại xe thi công với lượng 350 + 50g/m2 ngay sau khi sơn được trải trên bề mặt đường. Điều này sẽ giúp tạo sự bám chặt trên bề mặt của sơn kẻ vạch đường.

Bước 3: Kiểm tra sau khi thi công sơn kẻ đường

Khi hoàn tất, bạn có thể sử dụng thước cặp để kiểm tra độ dày và búa để kiểm tra độ bám dính của sơn. Khi dùng búa đập lên bề mặt sơn mà chỉ thấy bong ít từng miếng nhỏ không đáng kể, chứng tỏ lớp sơn đã đạt yêu cầu.

Trên đây là quy trình thi công sơn kẻ đường của https://btsports.vn/. Nếu bạn đang có nhu cầu sơn vạch kẻ đường giá rẻ, hãy liên hệ https://btsports.vn/ để được tư vấn.